Logo Đại dương xanh, chuyên cung cấp các giải pháp xử lý nước giếng khoan, nước sinh hoạt đầu nguồn, xử lý nước thải sinh hoạt, y tế, giết mổ, phòng khám, chăn nuôi, xi mạ, công nghiệp

ĐẠI DƯƠNG XANH

SỐ 9 NGÁCH 3 NGÕ 104 ĐỊNH CÔNG - HÀ NỘI

HOTLINE: 0983 144283 (NGÁCH Ô TÔ)

Trang chủ Tư vấn Vấn đề khử sắt trong nước cấp
Frontpage Slideshow (version 2.0.0) - Copyright © 2006-2008 by JoomlaWorks

Vấn đề khử sắt trong nước cấp

Khử sắt trong nước cấp là vấn đề quan trọng nhất và cũng là khó xử lý nhất, làm sao để nước hết mùi tanh, đạt độ trong tối thiểu?

tham khảo

Thiết bị xử lý nước ngầm công suất cao - thiết bị xử lý nước giếng khoan công nghiệp

1. Nội dung công nghệ:

Giai đoạn Châm hóa chất: Giai đoạn này gồm có quá trình làm thoáng nước để làm giàu ôxy và khử khí cacbonic cùng với việc pha trộn hoá chất vào nước như vôi,phèn, clo, ôzôn, kali permanganate…

Giai đoạn xử lý thô: Mục đích của giai đoạn này là nhằm tạo ra những điều kiện cho phản ứng ôxy hoá khử diễn ra được hoàn toàn, nhanh chóng. Các thiết bị cần thiết cho giai đoạn này là bể lắng tiếp xúc, bể lọc sơ bộ, bể lọc tiếp xúc,bể lắng ngang hoặc lắng trong.

Giai đoạn làm sạch: Giai đoạn này cần đến các bể lọc khác nhau. Tuỳ theo hàm lượng và thành phần sắt trong nước nguồn cùng với chất lượng nước nguồn mà quyết định quy trình khử sắt cụ thể, thường được xác định bằng thực nghiệm tại chỗ kết hợp với các kết quả tính toán sơ bộ. Khi hàm lượng sắt cao trên 6mg/l và cần khử triệt để khí cacbonic, quy trình khử sắt sẽ bao gồm cả ba giai đoạn trên.

2. Phạm vi áp dụng:

Cung cấp đầy đủ lượng nước cho quá trình sử dụng của người dân và đảm bảo an toàn về mặt hoá học, vi trùng học…để thoả mãn các nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt dịch vụ, sản xuất…Nước có chất lượng tốt, ngon không chứa các chấy gây đục, gây ra m àu, mùi, vị của nước.

Tóm lại, là mọi nguồn nước thô sau khi qua hệ thống xử lý phải đạt : “tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt – TCVN 5501 – 1991”

Số liệu cần thiết để thiết kế trạm xử lý khử sắt

Khi thiết kế trạm xử lý nước cấp có quá trình khử sắt,chúng ta cần phải thu thập các số liệu như sau: Công suất hữu ích của trạm, số giờ hoạt động trong ngày hay công suất giờ.

Bơm nước liên tục với lưu lượng đủ lớn để loại trừ hết nước tồn đọng, sau đó lấy mẫu ngay tại đầu bơm để phân tích các chỉ tiêu:

1. Độ đục  2. Độ màu  3. Độ oxy hóa  4. Độ kiềm  5. Độ cứng toàn phần và độ cứng cacbonat  6. pH  7. Tổng hàm lượng sắt  8. Hàm lượng Ion sắt hóa trị II  9. Hàm lượng Ion sắt hóa trị II  10. Hàm lượng silic, poliphotphat và các kim loại nặng  11. Hàm lượng CO2 tự do  12. Hàm lượng H2S

Kết quả thí nghiệm khử s ắt tại chỗ theo phương pháp lýhọc, hoá học.

Phân loại nước ngầm theo hàm lượng sắt

Phân loại nước ngầmBơm nước cấp, trạm bơm nước cấp, trạm bơm nước thải

Loại nước ngầm Hàm lượng sắt (mg/l)

Nước ngầm có hàm lượng sắt thấp 0,4 – 10

Nước ngầm có hoàm lượng sắt trung bình 10 – 20

Nước ngầm có hàm lượng sắt cao >20

Theo TCVN <0,3

Xử lý nước ngầm có hàm lượng sắt thấp (hàm lượng sắt <10 Mg/L)

Công nghệ xử lý: (Làm thoáng đơn giản và lọc)

Điều kiện áp dụng

1. Tổng hàm lượng sắt: ≤ 10 mg/l  2. Độ màu của nước khi chưa tiếp xúc với không khí<15 0

3. Hàm lượng SiO2  2- < 2 mg/l  4. Hàm lượng H2S < 0,5 mg/l  5. Hàm lượng NH4+ < 1 mg/l

6. Nhu cầu oxy = độ oxy hóa + 0,47 H 2S + 0,15Fe2+ <7mg/l  7. pH ≥7

Sơ đồ công nghệ xử lý chung

Nước ngầm đựợc bơm lên tù giếng khoan hay giếng đào được đưa vào làm thoáng đơn giản. Có thể dùng máng tràn, giàn mưa, ejector thu khí hay bơm nén khí để làm thoáng nước. Quá trình làm thoáng ở đây chủ yếu là cung cấp oxy cho nước. Nước sau khi làm thoáng được lọc qua một lớp vật liệu lọc.

Tại bể lọc Fe2+ và oxy hòa tan sữ được tách ra và bám trên bề mặt của các vật liệu lọc, tạo nên màng xúc tác bao gồm các ion oxy, Fe2+, Fe3+. Màng xúc tác sẽ tăng cường quá trình hấp thụ và oxy hóa Fe do xảy ra trong môi trường dị thể. Trong phương pháp này không đòi hỏi phảioxy hóa hoàn toàn Fe2+ thành Fe3+ và keo tụ.

Xử lý nước ngầm có hàm lượng sắt cao (hàm lượng sắt > 10 mg/l)

Công nghệ xử lý: Làm thoáng – Lắng hoặc lọc tiếp xúc -Lọc trong

Điều kiện áp dụng

1. Độ oxy hoá < (Fe2+/28 + 5), mg/l

2. Tổng hàm lượng sắt: >10 mg/l

3. Tổng hàm lượng muối khoáng <1000 mg/l

4. Hàm lượng SiO2 2- <2 mg/l

5. Hàm lượng H2S <1 mg/l

Bể lắng nước rửa lọc

Nước ngầm

Làm thoáng đơn giản

Lọc

Clorine

Tiếp xúc khử trùng

Xả cặn

Nước sạch

6. Hàm lượng NH4+ <1,5 mg/l

7. Nhu cầu oxy = độ oxy hoá + 0,47 H 2S + 0,15Fe2+<10 mg/l

8. pH < 6,8 thì tính toán thiết bị làm khoáng theo điều hiện khử khí CO2 nhằm tăng pH.

9. pH > 6,8 thì tính toán thiết bị làm khoáng theo điều kiện lấy oxy để khử sắt.

Nước ngầm được bơm lên từ giếng khoan hay giếng đào được đưa vào làm thoáng bằng dàn mưa, làm thoáng cưỡng bức để làm thoáng nước. Quá trình làm thoáng ở đây chủ yếu là cung cấp oxy cho nước. Nước sau khi làm thoáng được dẫn vào bể khuấy trộn và lắng cặn, trước khi đi vào bể nước được tiếp xúc với hoá chất có tác dụng đẩy nhanh quá trình oxy hoá hoà tan thành sắt III, nước từ bể lắng được dẫn qua bể lọc, bể lọc co chứa nhiều lớp vật liệu lọc.Nước sạch sau khi qua bể lọc được khử trùngbằng dung dịch clorine trước khi cung cấp cho người sử dụng.

Để tránh hiện tượng tắc lọc ở bể lọc, do đó đến chu kỳ chúng ta phải tiến hành rửa lọc bằng nước (nước + khí). Cặn ở bể lắng được đưa vào bể nén cặn.

Tham khảo thêm: thiết bị lọc nước máy nhiều sắt, Thiết bị lọc nước giếng khoan gia đình, Thiết bị lọc nước giếng khoan công nghiệp

Theo internet

 

XỬ LÝ NƯỚC SINH HOẠT - NƯỚC THẢI - LỌC NƯỚC GIẾNG KHOAN CÔNG NGHIỆP